Ưu nhược điểm của dòng sơn chống thấm gốc dầu

Ưu nhược điểm của dòng sơn chống thấm gốc dầu

Sơn chống thấm gốc dầu là một bước tiến lớn trong việc chống thấm công trình. Vậy sơn chống thấm gốc dầu là gì? Ưu nhược điểm của dòng sơn chống thấm này ra sao? Cùng Dulux Hưng Phát tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!

Sơn chống thấm gốc dầu là gì?

Sơn chống thấm gốc dầu hay còn được gọi là sơn dầu chống thấm bao gồm các thành phần dầu hạt lanh, keo acrylic tổng hợp và một số phụ gia khác.

Khi lớp sơn dầu khô hoàn toàn sẽ tạo thành một lớp chống thấm, từ đó giúp đẩy lùi nước và hơi ẩm. Tuy nhiên, nó lại không hề thích hợp với việc ngâm trong nước. Bởi lẽ lúc đó màng sơn sẽ bị bong ra khỏi vật được sơn. Thế nên, hãy chắc rằng lớp màng sơn dầu chống thấm đã khô hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Ưu nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu

Ưu điểm của sơn chống thấm gốc dầu:

  • Hạn chế trầy xước lên bề mặt: Khả năng chống trầy xước do các va đập nên bảo vệ tốt cho bề mặt vật liệu được sơn
  • Không thấm nước: Khả năng kháng nước tuyệt vời nên chống ẩm thấp, bảo vệ cho phần chân tường dễ bị thấm nước. Bên cạnh đó còn giúp ngăn nước thấm xuống nên chống ố vàng cho trần nhà, góc tường
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi: Bề mặt màng sơn bóng mịn và chứa gốc dầu nên dễ dàng chùi rửa hay loại bỏ các vết bụi bẩn, dầu mỡ bám trên đó
  • Mang lại tính thẩm mỹ cao: Hệ màu sơn cực kỳ đa dạng, màu sắc lại tươi sáng, dễ dàng trang trí khiến cho công trình có tính thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Chống thấm nước tốt, màu sắc đa dạng
Chống thấm nước tốt, màu sắc đa dạng

Nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu:

  • Màng sơn bị chói, lóa: Mặc dù màu sắc thể hiện ra rất đẹp, tuy nhiên, do chứa dầu nên bề mặt bóng mịn. Nếu có ánh sáng mặt trời chiếu vô sẽ gây chói và ảnh hưởng tới người xung quanh
  • Mùi sơn nồng: Sơn có dung môi cùng gốc dầu tạo thành mùi khá nồng. Thế nên trước khi tiến hành sơn, phải sử dụng các phương pháp bảo hộ để hạn chế hít phải hơi sơn
  • Màng sơn dễ bị bong tróc, tác lớp khi chịu tác động của thời tiết trong thời gian dài
  • Thời gian khô phụ thuộc rất nhiều yếu tố: thời tiết, bề mặt, độ ẩm,… Thường bề mặt khô trong 60 – 90 phút, để khô hoàn toàn thì cần 4 – 8 tiếng phụ thuộc vào các yếu tố đã nêu trên.

Có nên sử dụng sơn chống thấm gốc dầu hay không?

Có thể nói, sơn này chịu được các tác động thường xuyên từ thời tiết nên rất thích hợp để sơn sàn, đường chân tường, đồ trang trí. Lớp sơn khi khô rất cứng nên tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt, chống lại các vết ố, rỉ sét theo thời gian. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng cho ngoại thất vì nó có khả năng chống thấm trên bề mặt thẳng đứng tốt hơn.

Xem thêm:

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu mà bạn cần biết để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong việc lựa chọn sơn chống thấm cho công trình của mình. Bạn cũng có thể liên hệ với Dulux Hưng Phát chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.