Quy trình sơn nội thất đúng kỹ thuật và bền đẹp không phải ai cũng biết

Quy trình sơn đúng kỹ thuật và bền đẹp

Quy trình sơn nội thất là quá trình khoác một chiếc áo mới cho ngôi nhà của bạn. Đây là bước hoàn thiện cuối cùng của mỗi công trình, là quá trình thi công quan trọng mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ cho không gian sống xanh, sống đẹp và thoải mái nhất cho mỗi gia đình. Ngoài ra, lớp áo này còn có khả năng bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn khỏi những tác động của các yếu tố bên ngoài và môi trường xung quanh theo thời gian.

Tuy nhiên, để có một lớp áo vừa đẹp, có tính thẩm mỹ, vừa có chất lượng tốt và độ bền màu lâu dài thì ngoài yếu tố chất lượng sơn tốt thì quy trình sơn nội thất đúng kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quyết định. Vậy trước khi tiến hành sơn, hãy cùng tôi tìm hiểu về quy trình sơn đúng kỹ thuật và bền đẹp nhé.

Trước khi bước vào quá trình sơn nhà thì chúng ta cần xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của lớp sơn như: Thời điểm thi công, màu sắc phù hợp và lượng sơn bao nhiêu là đủ,..

Thời điểm thích hợp để thi công sơn nhà

  • Với đặc thù thời tiết ở Miền Bắc thì không khí khô ráo, mát mẻ vào mùa thu nên đây là thời điểm thích hợp để sơn nhà. Vào tháng 8,9,10 dương dịch là khoảng thời gian lý tưởng nhất để thực hiện.
  • Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau thì thời tiết cũng khác nhau nên việc đòi hỏi thời tiết lý tưởng như vậy là rất khó, Vì vây, bạn vẫn có thể thi công sơn nhà vào những mùa khác trong năm nhưng tránh những thời điểm trời mưa kéo dài hay độ ẩm không khí cao. Bởi có thể công trình của bạn sẽ lâu khô dẫn đến nhiều sự cố như ẩm mốc, bong tróc,…
  • Bên cạnh đó, cũng không nên sơn nhà khi trời quá nắng vì sơn cần một thời gian để có thể bám dính chắc chắn vào trong bế mặt tường. Khi nhiệt đọ cao, dung môi sẽ bay hơi nhanh hơn và làm giảm độ bám dẫn đến việc lớp sơn dễ rạn nứt, bong tróc,…

Lựa chọn màu sắc phù hợp

  • Hầu hết các hãng sơn đều có bảng màu phong phú để thỏa mãn nhu cầu chọn lựa của khách hàng. Màu sơn bao gồm một số màu gốc và những sắc màu khác đều được pha chế từ màu gốc. Màu sắc của các hãng đều giống nhau, tuy nhiên trên thực tế màu sắc có thể thay đổi tùy vào chất lượng của sơn hoặc tay nghề của thợ thi công.
  • Bên cạnh đó, ánh sáng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến màu sơn. Có thể cùng một màu sơn nhưng khi quan sát dưới ánh sáng tự nhiên và khi quan sát dưới ánh sáng điện sẽ khác nhau.
  • Sơn có nhiều hãng, nhiều loại nên bạn cần xác định tông màu trang trí và khả năng chi trả để có thể chọn lựa loại sơn phù hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của nhân viên bán hàng hoặc kĩ sư xây dựng để có sự kết hợp màu sắc đẹp và phù hợp với căn nhà và ngân sách của bạn.

Tính toán lượng sơn cần dùng

Để tính toán lượng sơn cần sử dụng, bạn nên biết độ phủ của mỗi loại sơn. Có nghĩa là, với 1 lít hay 1kg sơn có thể phủ lên được bao nhiêu m2 bề mặt tường. Độ phủ sẽ phụ thuộc vào bề mặt thi công có bằng phẳng hay không. Với bề mặt bằng phẳng, lượng sơn cần sử dụng sẽ đỡ tốn kém hơn so với bề mặt gồ ghề.

Sau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng và có sự cân nhắc phù hợp, chúng ta bắt tay vào quá trình thi công.

Bạn có thể tham khảo các loại sơn nội thất tại đây:

>>>https://duluxhungphat.com/product-category/son-dulux/son-noi-that-dulux/

>>>https://duluxhungphat.com/product-category/son-maxilite/son-noi-that-maxilite/

Quy trình sơn nội thất đúng kỹ thuật

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt trước khi sơn nội thất

1. Đối với công trình mới xây xong

  • Công trình mới xây xong cần thời gian để đạt đủ độ khô cần thiết mới có thể tiến hành sơn. Điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, có thể là 3 tuần hoặc có thể kéo dài 2-3 tháng.
  • Dùng đá mài và giấy nhám vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất, sạn cát còn bám trên bề mặt tường gây ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn lót kháng kiềm. Sau đó, vệ sinh bụi bẩn.
  • Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần làm ẩm qua bề mặt bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hoặc phun sương hơi nước.

2.Đối với công trình nhà sơn lại

  • Đối với bề mặt tường cũ, cần loại bỏ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc trước khi thi công sơn lại. Nếu bề mặt cần sơn lại còn mới, cần dùng giấy nhám hoặc đá mài đánh qua hết toàn bộ bề mặt để tạo chân bám trước khi sơn lớp mới.
  • Đối với bề mặt tường cũ nát, sau khi vệ sinh xong, tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, để khô rồi tiến hành thi công.

Bước 2: Thi công chống thấm, chống ẩm

  • Những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu, cần phải tiến hành sơn chống thấm. Sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình khỏi những tác động của mưa, ẩm. Đặc biệt là với thời tiết ở Việt Nam – khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều.
  • Để có lớp chống thấm hiệu quả như mong muốn, ngoài việc thợ thi công chống thấm chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật thì cần mua loại sơn chống thấm pha xi măng chất lượng tốt.

Bước 3: Thi công bột bả matit ( Nếu cần)

Bột bả matit là vật liệu dùng để che khe nứt, khuyết điểm để tạo bề mặt bằng phẳng trước khi thi công lớp sơn lót và sơn phủ phía trên. Có thể một số công trình không cần sử dụng loại bột này.

Bước 4: Thi công sơn lót kháng kiềm

  • Công dụng của lớp sơn lót là ngăn kiềm, chống thấm, chống ẩm nhằm giảm tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Sơn lót là bước không thể thiếu trong quy trình sơn nội thất để giữ độ bền màu cho ngôi nhà của bạn.
  • Ngoài ra, lớp sơn lót còn giúp cho lớp sơn phủ tăng độ bám dính, đều màu, bền màu và làm mịn lớp sơn phủ.

Bước 5: Sơn phủ màu

Hướng dẫn sơn nhà đúng kỹ thuật
  • Đây là khâu hoàn thiện cuối cùng trong quy trình sơn nội thất đúng kỹ thuật. Ngoài việc tuân thủ các bước trên thì bước cuối cùng này bạn cũng nên lưu ý để có lớp sơn nội thất lên màu đẹp và bền lâu.
  • Thông thường sẽ chọn sơn 2 lớp thay vì 1 lớp, bởi việc sơn phủ 2 lớp sẽ tạo lớp màng sơn đồng màu và mịn hơn. Khi hoàn thiện sơn màu lần thứ nhất, cần đảm bảo màng sơn được che phủ đồng đều, không loang lỗ. Sau đó, đợi 2-4 giờ khi bề mặt tường khô mới tiến hành sơn màu lần 2.
  • Sau khi lớp sơn nội thất được hoàn thành, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu lớp sơn phủ đồng đều, không để lại vết, không loang lỗ,không bị 2 màu là đạt chuẩn.

Xem thêm:

https://duluxhungphat.com/nhung-dieu-ban-can-chu-y-khi-thi-cong-son-ngoai-that/

https://duluxhungphat.com/son-noi-that-va-ngoai-that-co-gi-khac-nhau/

Trên đây là bài viết chia sẻ về quy trình sơn nội thất đúng kỹ thuật và bền đẹp không phải ai cũng biết. Hy vọng rằng chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị khoác một lớp áo mới cho tổ ấm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.